
Cửa lùa tự động là loại cửa được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong dòng cửa đóng mở tự động. Chúng được thiết kế đơn giản, sang trọng, hiện đại, vận hành bằng cảm biến hoặc điều khiển từ xa mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng.
Giới thiệu về cửa trượt tự động hay cửa lùa tự đóng là gì?
Cửa lùa tự đóng, tên gọi khác là cửa trượt tự động, cửa kính tự động, cửa kính trượt tự động là cửa đóng mở cửa theo chiều ngang, bằng cách trượt trên đường ray được gắn cố định, nhờ tích hợp hệ thống điều khiển và motor mà có thể đóng mở nhờ tín hiệu điều khiển hay hệ thống cảm ứng thông minh, không cần sử dụng sức người.
Cửa kính tự động được thiết kế đóng mở 2 chiều, có thể tự đóng và tự mở nhanh chóng nhờ tín hiệu điều khiển. Khi vận hành, cánh cửa sẽ tự trượt gọn về hai phía khung cửa để mở và trượt trở về vị trí cũ khi đóng.
Hệ thống cửa tự động này cũng được trang bị khóa an toàn, khóa chặt cửa vào ban đêm hay khi không cần sử dụng. Cùng đó, người dung có thể trang bị thêm bộ tích điện để đảm bảo nguồn điện cung cấp cho cửa khi mất điện, không giảm gián đoạn hoạt động cửa, ảnh hưởng người qua lại.
Cửa lùa tự động hay cửa lùa tự đóng gồm nhiều loại khác nhau như cửa lùa 1 cánh, cửa lùa 2 cánh, cửa lùa 4 cánh, cửa lùa xếp lớp… mỗi loại có ưu điểm riêng, phù hợp với mỗi mục đích sử dụng khác nhau. Trước khi quyết định lựa chọn loại cửa nào, bạn nên tham khảo thông tin chung về loại cửa này và đặc điểm mỗi loại cửa dưới đây.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cửa kính trượt tự động
Cửa kính tự đóng mở cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau, chúng được điều khiển chung bởi hệ thống điều khiển trung tâm. Khi nhận được tín hiệu, hệ thống điều khiển sẽ ra lệnh, điều khiển phối hợp hoạt động các bộ phận với nhau.
Cấu tạo của cửa kính tự đóng mở
- Bộ điều khiển trung tâm: Đây chính là đầu não của cả hệ thống cửa kính trượt, nó là một bản mạch điện tử có nhiệm vụ nhận tín hiệu, phân tích tín hiệu và từ đó truyền lệnh cho các bộ phận khác hoạt động. Bộ điều khiển được lắp cố định trên thanh ray cửa.
- Mô tơ: Mô tơ chính là động cơ của cửa kính mắt thần, nó nhận lệnh từ trung tâm điều khiển, thực hiện tạo động lực và truyền chuyển động đến các bánh xe giúp cánh cửa di chuyển. Mô tơ được gắn với các bộ phận truyền chuyển động như puly, dây curoa, bánh xe… và cũng được cố định trên thanh ray cửa.
Hiện nay có 2 loại mô tơ được sử dụng phổ biến là động cơ chổi than và dội cơ không chổi than. Trong đó, động cơ không chổi than được sử dụng nhiều hơn cho cửa kính trượt tự động vì nó hoạt động không gây tiếng ồn và tiết kiệm điện năng.
- Cảm biến hay con gọi là mắt thần là bộ phận dò tìm và phát hiện đối tượng xung quanh cửa kính mắt thần và truyền tín hiện này cho bộ điều khiển trung tâm. Có 2 loại cảm biến được sử dụng là cảm biến hồng ngoại và cảm biến lực:
- Cảm biến hồng ngoại: Sử dụng sóng hồng ngoại quét xung quanh khu vực cửa tự động ở một phạm vi nhất định. Nó phát hiện có người đến gần hay đi xa cửa nhờ bắt được bức xạ hồng ngoại của con người.
- Cảm biến lực: Cảm biến này có thể nhận biết lực xuất hiện khu vực xung quanh cánh cửa và chuyển hóa thành tín hiệu truyền về trung tâm điều khiển. Khi cảm biến phát hiện người đến gần, cửa sẽ tự động mở ra. Ngược lại khi phát hiện người đi xa, cửa sẽ tự đóng lại.
- Cảm biến an toàn: Cảm biến an toàn có khả năng phát hiện người hoặc vật có xu hướng tiếp cận cánh cửa khi nó đang trong quá trình đóng hoặc mở. Từ đó, truyền tín hiệu cho trung tâm điều khiển để đổi hướng hoặc dừng hoạt động của cánh cửa, tránh va chạm, đảm bảo an toàn cho mọi người qua lại.
- Công tắc kiểm soát ra vào: Đây là một phụ kiện được lắp đặt cùng với hệ thống điều khiển cửa nếu người dùng có yêu cầu cao trong việc đảm bảo an toàn và kiểm soát người ra vào tòa nhà, văn phòng… Công tắc này có thể là máy đọc vân tay, máy đọc thẻ từ… , muốn cửa mở cần lưu dữ liệu dấu vân tay trong hệ thống hoặc có thẻ từ ra vào.
- Điều khiển từ xa (remote): Đây là remote điều khiển giống như điều khiển tivi, điều khiển điều hòa, nó là bộ phận truyền tín hiệu đến cửa kính lùa từ xa, nhờ đó người dùng có thể điều khiển cửa tự động đóng mở từ xa. Ngoài ra, người dùng có thể điều khiển từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại.
- Ray trượt và bánh xe (con lăn): Ray trượt là thanh ray bằng kim loại (thường là nhôm), được lắp cố định trên khung cửa, nó là giá lắp phần lớn các bộ phận khác của cửa tự khép. Khi nhận được tín hiệu chuyển động, bán xe sẽ quay tròn kéo theo cánh cửa di chuyển theo hướng mong muốn dọc theo chiều dài thanh ray.

Nguyên lý hoạt động cửa lùa tự động
Trung tâm điều khiển nhận tín hiệu từ các cảm biến và công tắc điều khiển để kích hoạt mô tơ hoạt động, động cơ sẽ truyền chuyển động cho puly, dây curoa… đến bánh xe, bánh xe quay làm cánh cửa trượt trên đường ray.
Cửa tự mở sử dụng nguồn điện dân dụng 220V, có thể hoạt động liên tục 24/24, thiết bị sạc dự phòng được sử dụng trong trường hợp mất điện, đảm bảo vận hành bình thường của cửa tự động.
Có những loại cửa kính tự đóng mở nào? Loại nào được sử dụng phổ biến nhất?
Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, các nhà sản xuất cửa lùa tự đóng đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau như cửa lùa 1 cánh, 2 cánh hay 4 cánh, cửa trượt xếp lớp, cửa trượt cong. Mỗi loại có đặc điểm riêng, phù hợp với mục đích sử dụng của người dùng.
1 – Cửa kính lùa tự động 1 cánh
- Đây là kiểu cửa kính lùa tự động chỉ có 1 cánh duy nhất, cánh cửa sẽ trượt ngang sang một bên khi cửa đóng mở. Loại cửa này thường có ray dài tối đa 2m và khẩu độ mở cánh là 1m, không chiếm nhiều không gian.
- Cửa lùa tự động 1 cánh thường được sử dụng tại những nơi có diện tích nhỏ như nhà dân, căn hộ chung cư hay các văn phòng nhỏ, nó giúp tiết kiệm không gian mà vẫn đảm bảo mang lại sự tiện lợi cho người dùng.

2 – Cửa kính lùa tự động 2 cánh
- Loại cửa kính trựt tự động này gồm 2 cánh, trượt ngang sang 2 bên khi cửa mở. Khẩu độ mở cánh từ 2 – 3m, cung cấp lối đi rộng rãi cho mọi người. Cửa tự động 2 cánh là loại cửa được sử dụng nhiều nhất hiện nay tại nhiều địa điểm khác nhau như văn phòng, chung cư, tòa nhà, công ty, ngân hàng, bệnh viện, sân bay, nhà hàng, khách sạn…

3 – Cửa lùa tự động 4 cánh
- Cửa tự động 4 cánh gồm 4 cánh cửa kính, khi mở cửa mỗi 2 cánh sẽ trượt sang 2 bên theo ray dẫn hướng. Độ mở thông thủy cửa lên tới 75%, lớn hơn so với cửa 2 cánh chỉ 50%, do vậy nó phù hợp đặt tại nơi có nhiều người qua lại, mật độ người qua lại lớn như siêu thị, nhà hàng, bệnh viện, khách sạn, sân bay, trường học…

4 – Cửa trượt xếp lớp tự động
- Cửa trượt xếp lớp gồm 2 loại cơ bản lả xếp lớp thẳng và xếp lớp cong, khác nhau bởi thanh ray thẳng và thanh ray cong. Loại cửa này phổ biến có từ 2 – 6 cánh được lắp đặt cố định trên các thanh ray kiểu xếp lớp, số cánh cửa chia đều về 2 phía, đôi một giống nhau. Khi cửa mở, từng đôi cánh cửa sẽ lần lượt trượt sang 2 bên, khi cửa đóng, từng đôi sẽ trượt trở về vị trí cũ.
- Ưu điểm nổi bật của kiểu cửa xếp lớp là độ khít cao giúp ngăn bụi bẩn và tiếng ồn hiệu quả. Cánh cửa đóng mở theo kiểu so le tạo hiệu ứng thị giác đẹp mắt, để lại ấn tượng cho mọi người.
>>Xem thêm: https://hungvuongphat.com/cua-lua-tu-dong-cua-truot-tu-dong/